Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Mai Thúc Loan và liên minh Đông Nam Á chống Trung Quốc
Người anh hùng dân tộc vĩ đại, người Việt Nam đầu tiên thực hiện việc liên hoành hợp tung với một số nước Đông Nam Á để đánh đổ ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc là Mai Thúc Loan – Mai Hắc Đế.

 


Trong lịch sử một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc, lật đổ ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc của dân tộc ta, vào nửa đầu thế kỷ VIII, đã xuất hiện một vị anh hùng trẻ tuổi, xuất thân nghèo khó, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không chỉ huy động được nhân dân cả nước đứng lên, mà còn tập hợp được lực lượng quân đội của một số quốc gia lân bang, tạo thành lực lượng hùng mạnh, làm nên chiến thắng lẫy lừng, đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường về nước. Người anh hùng dân tộc vĩ đại, người Việt Nam đầu tiên thực hiện việc liên hoành hợp tung với một số nước Đông Nam Á để đánh đổ ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc đó là Mai Thúc Loan – Mai Hắc Đế.

 

Mai Thúc Loan, quê ở Mai Phụ, một làng chuyên làm muối ở miền ven biển Thạch Hà (có sách nói quê ông ở Thiên Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Sau, gia đình dời lên nhà lên ở vùng Ngọc Trừng, huyện Sa Nam (nay thuộc huyện Nam Đàn). Gia cảnh nghèo khó, nên ngay từ nhỏ Mai Thúc Loan đã phải làm đủ việc, từ kiếm củi, đi ở cho nhà giầu, chăn trâu, cắt cỏ, cày ruộng để kiếm sống nên da lúc nào cũng đen nhẻm. Bù lại, Mai Thúc Loan có khỏe và thông minh hơn người. Vùng quê Mai Thúc Loan, cụ thể là trên sườn dãy núi Đại Huệ có giống vải ngon nổi tiếng. Viên quan nhà Đường đô hộ Hoan Châu biết rõ vua quan nhà Đường, đặc biệt ái khanh của vua là Dương Quý Phi rất ưa thích vải này. Chuyện truyền rằng, mỗi khi mùa vải chín, ngắm trời phương Nam, khi ngựa đưa vải tiến dâng vua về đến Tràng An, Dương Quý Phi nhoẻn miệng cười. Đỗ Mục, nhà thơ nổi tiếng đời Vãn Đường đã viết:

 

Nhất kỵ hồng trần Phi tử tiếu

Vô nhân tri thị lệ chi lai

 

Dịch nghĩa:

 

Bụi hồng ngựa ruổi Phi cười nụ

Vải tiến mang về ai biết đâu?

 

Từ đó, người ta đặt cho vải này cái tên là Phi tử tiếu (Nàng Phi cười).

 

Mỗi năm đến mùa vải chín, nhiều thanh niên trai tráng trong vùng, phải đi phu gánh vải vượt đường xa hàng vạn dặm sang Trung Quốc cống vua Đường. Đường dài, phải trèo đèo, vượt núi, khí hậu phương Bắc khắc nghiệt, tai ương chướng khí vô cùng vất vả, lại liên tục bị đòn roi của lính áp tải nhà Đường đánh đập, nên nhiều người đã phải bỏ mạng trên đường đi hoặc làm ma bơ vơ trên đất khách quê người. Ở Nghệ An, còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường, vạch rõ nỗi thống khổ của nhân dân bị quan quân nhà Đường về làng đánh đập, vơ vét tơ lụa, tiền thóc, bắt dân nộp cống vải, bắt phu:




Nhớ khi nội thuộc Đường triều

Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai

Sâu quả vải vì ai vạch lá

Ngựa hồng trần kể đã héo hon...

 

Vốn là người có chí lớn, căm thù bọn quan quân nhà Đường bạo người, quyết rửa nỗi nhục, đánh đuổi quân xâm lược, vào năm 722, nhân một lần bị quan Thứ sử là Quang Sở Khách bắt đi phu gánh vải tiến cống sang Trung Quốc, Mai Thúc Loan đã cùng những phu đi gánh v ải chống cự, giết chết quan quân nhà Đường, rồi hô hào những người dân phu không đi gánh vải nộp cống cho chính quyền nhà Đường. Được mọi người tín nhiệm hưởng ứng, Mai Thúc Loan hô hào nghĩa sỹ cả nước đứng dậy khởi nghĩa đánh đuổi bọn ngoại bang tàn bạo. Ông dựa vào vùng núi Sa Nam (thuộc huyện Nam Đàn ngày nay) có địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chống giặc. Đấy là vùng rừng núi rậm rạp, nằm cạnh sông Lam, rất tiện cho tiến công, phòng thủ nếu bị giặc tấn công. Ông lấy núi Vệ Sơn làm nơi đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Ông cho đắp thành Vạn An, thành lũy vững chắc dài hơn nghìn mét, lưng tựa vào Rú Đụn (núi Hùng Sơn), phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí. Dọc sông Lam có đồn lũy, phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng cạnh sườn, chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Bao quanh khu rừng núi trung tâm Vệ Sơn, nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biều Sơn cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái sơn cạnh thành Van An là đồn lũy tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo thủy, bộ. Cùng với việc xây dựng căn cứ địa, thành lũy vững chắc, Mai Thúc Loan cho truyền hịch cứu nước, kêu gọi nhân dân dứng lên đánh đuổi quân đô hộ đi khắp vùng Hoan – Diễn. Người yêu nước khắp nơi theo về ngày càng đông, đặc biệt là tù trưởng và nhân dân các dân tộc miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khí thế nghĩa quân mỗi ngày một dâng cao, đánh đến đâu, thắng đến đó. Quân nhà Đường bị bất ngờ, không kịp chống đỡ, phải thúc thủ lui binh về giữ Hợp Phố. Theo sử sách Trung Quốc và truyền thuyết của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, mùa hè năm Quý Sửu (năm 731) Mai Thúc Loan bắt đầu ra quân đánh địch và thu phục ngay được châu Hoan (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay). Sau đó, tại thành Vạn An, Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng đế, được tôn sùng là Mai Đại Đế (tức ông vua lớn họ Mai), còn dân gian gọi ông là Mai Hắc Đế (ông Vua đen họ Mai). Sau này, sử sách ghi ông là Mai Hắc Đế.

 

Sau khi lên ngôi, Mai Hắc Đế đã cho người đi các châu huyện báo tin thắng trận và kêu gọi nhân dân 32 châu trong cả nước cùng nổi dậy phối hợp chiến đấu. Tinh thần đại đoàn kết của ông được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Người người ở 32 châu quận ún ùn kéo về dưới ngọn cờ của Mai Hắc Đế để cùng đánh giặc. Sử Trung Quốc ghi chép rằng : “Mai Thúc Loan đã dấy quân 32 châu” để đánh chúng. (trích lại Nguyễn Lương Bích – Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước – Nxb Quân đội nhân dân, 2000, trang 17).

 

Về đối ngoại, Mai Hắc Đế đã tiến hành vận động liên minh quân sự với một số nước thuộc Đong Nam Á ngày nay để cùng đánh giặc bành trướng. Sách Lịch sử Việt Nam (Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, trang 129) cho biết: “Mai Hắc Đế còn liên kết với các nước Chăm pa ở phía Nam và Chân Lạp ở phí Tây đặng có thêm lực lượng chống nhà Đường”. Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Lương Bích trong Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Nxb Quân đội nhân dân, 2000, trang 17, 18) viết: “Sử Trung Quốc ghi rằng ông (Mai Thúc Loan – NMS) đã liên minh được với các nước Lâm ấp, Chân Lạp (tức Campuchia ngày nay) và Kim Lân (tức Malaixia ngày nay). Truyền thuyết của ta kể lại cụ thể: Mai Đại Đế khởi nghĩa năm Quý Sửu (713) thì năm sau là năm Giáp Dần (714), cử một tướng là Tiết Anh làm Lâm Ấp thông vấn sứ và một tướng là Hoắc Đam làm Chân Lạp cáo dự sứ. Hai tướng chính thức đi sứ sang hai nước Lâm Ấp, Chân Lạp để thông báo chiến thắng và đề nghị hai nước liên minh quân sự cùng đánh giặc. Với hai nước láng giềng phía Nam này thì ngay từ khi chuẩn bị khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã cho một tướng là Ba Đội Hầu sang liên hệ. Hai nước Chân Lạp và Lâm Ấp đều nhiệt liệt hưởng ứng liên minh. Vua Chân Lạp là Hồ A Khiêm cho tướng Tham Ninh Na và vua Lâm Ấp là Phạm Hồ Dĩnh cho tướng Chư Hương An thống lĩnh quân đội, mỗi nước 10 vạn người sang Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ đại nghĩa của Đại đế Mai Thúc Loan”.

 

Sau khi tập hợp được quân dân của 32 châu và quân đội của hai nước láng giềng, lực lượng quân sự của Mai Hắc Đế rất mạnh, sử nhà Đường ghi có khoảng 40 vạn người. Mai Hắc Đế chỉ huy đại quân tiến ra Bắc, tấn công phủ thành Tống Bình (thuộc Hà Nội ngày nay). Trước ngọn lửa căm thù ngút trời và sức mạnh như vũ bão của nghĩa quân, bè lũ đô hộ Quang Sở Khách không chống cự nổi, phải bỏ thành chạy tháo thân về nước. Đất nước được hoàn toàn giải phóng.

 

Để trả thù và khôi phục bộ máy đô hộ, nhà Đường điều viên tướng giỏi là Dương Tư Húc đem 10 vạn quân viễn chinh cùng Quang Sở Khách sang đánh Mai Hắc Đế để bình định cõi Nam. Đó là cuối năm Nhâm Tuất (722). Mai Hắc Đế đem binh trấn giữ những nơi hiểm yếu để chặn đánh quân Đường. Song trước sức thiện chiến của kẻ địch, quân của Mai Hắc Đế không cầm cự được, lần lượt bị chúng đẩy lui khỏi Bắc Bộ, các huyện ven biển thuộc Thái Bình, Nam Định. Mai Hắc Đế và nghĩa quân dần co cụm về thành Vạn An. Dương Tử Húc cho bao vây thành Vạn An thành tầng tầng lớp lớp trong nhiều tháng. Quân Mai Hắc Đế dần cạn lương. Đúng lúc nguy cấp đó, Mai Hắc Đế lâm trọng bệnh. Biết khó qua khỏi, ông truyền ngôi cho con là Mai Thúc Huy, hiệu là Mai Thiếu Đế. Mai Thúc Huy tổ chức lực lượng phá vòng vây giặc, đưa thân phụ và quan quân rút về căn cứ Hùng Sơn. Tại đây, ngày 16 tháng 9 năm Quý Hợi (723), Mai Hắc Đế đã trút hơi thở cuối cùng. Dương Tử Húc huy động tổng lực tấn công căn cứ Hùng Sơn. Mai Thúc Huy cùng nghĩa quân mở cổng thành quyết sống mái với địch. Do quân giặc quá mạnh, Mai Thúc Huy và nghĩa quân đã anh dũng hy sinh đến người cuối cùng. Dương Tử Húc cho quân san phẳng hai thành Vạn An và Hùng Sơn, rồi rút về Tống Bình.

 

Sau khi Mai Hắc Đế qua đời, nhân dân đã lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Trong đền hiện vẫn còn một bài thơ chữ Hán ca tụng công đức Mai Hắc Đế, như sau (dịch):

 

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng

Vạn An thành lũy khói hương xông

Bốn phương Mai đế lừng uy đức

Trăm trận Lý Đường phục võ công

Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn

Hùng Sơn gió lặng, khói lan không

Đường đi cống vải từ đây dứt

Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

 

Trước nguy cơ bị một nước lớn thôn tính, ciệc các nước nhỏ liên thủ chống lại là một thực tế từng diễn ra rất nhiều lần trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, và được công nhận là một kế sách trong Binh pháp Tôn Tử. Liệu Mai Thúc Loan có áp dụng Binh pháp Tôn Tử để đưa ra sách lược trên hay không, còn phải tìm tư liệu trả lời. Song, nhìn lại lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc đến Mai Thúc Loan, việc liên minh với các nước láng giềng để tăng cường sức mạnh giải phóng đất nước thành công là việc làm mới, một sách lược vô cùng đúng đắn của ông. Với việc một số nước láng giếng phía Nam và phía Tây nước ta đồng ý đem quân đội sang giúp Mai Thúc Loan đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường ngoài ý nghĩa là sự thức tỉnh của lương tri trước cuộc đấu tranh chính nghĩa của Mai Thúc Loan lật đổ ách đô hộ phi lý và những hành vi tàn bạo của nhà Đường, còn cho thấy sự sáng suốt của các dân tộc này trước âm mưu bành trướng của phong kiến phương Bắc. Giúp Việt Nam tức là tự cứu mình nếu không muốn trở thành miếng mồi tiếp theo của quân bành trướng nếu chúng xâm chiếm được Việt Nam. Bởi, Việt Nam có vị thế Địa – Chính trị, Địa – Quân sự vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á. Hàng nghìn năm qua, Việt Nam đã đánh thắng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến Trung Quốc, giữ vững được độc lập dân tộc, đã trở thành một cái nút chặn không thể vượt qua, tránh cho cả Đông Nam Á khỏi bị Hán hóa.

 

Cuộc đời Mai Hắc Đế thật ngắn ngủi. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo tuy giành được những thắng lợi to lớn, làm rung chuyển cả bộ máy đô hộ của ngoại bang, cuối cùng đã bị kẻ địch dập tắt. Song, ông đã để lại cho hậu thế một bài học lớn trong việc liên thủ giữa các nước Đông Nam Á để chống lại kẻ thù lớn là bọn bành trướng phương Bắc. Bài học đó hiện vẫn còn nguyên giá trị không chỉ đối với nước ta mà cả đối với các nước Đông Nam Á khác trong bối cảnh Trung Quốc đang trắng trợn và ngỗ ngược thực thi chính sách phi lý ở Biển Đông hòng xâm lược, chiếm đoạt nguồn tài nguyên trên thềm lục địa của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Đoàn kết, sát cánh cùng với Việt Nam trong cuộc chiến chống quân bành trướng ở Biển Đông là sự lựa chọn thông minh, là con đường tất yếu để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của các dân tộc khác ở Đông Nam Á để làm thất bại âm mưu đen tối, tham vọng khôn cùng của Trung Quốc.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Những sứ thần Đại Việt ngày xưa như thế đấy (10-06-2014)
    Lê Quang Tiến - vị hổ tướng triều Nguyễn gióng tàu ra bể Đông (09-06-2014)
    'Ngư binh' biển Đông và sự khẳng định chủ quyền cách đây 4 thế kỷ (04-06-2014)
    Phật giáo và Trường Sa: Ý lực của tổ tiên (03-06-2014)
    Chính sử Trung Quốc trong 22 thế kỷ không có Hoàng Sa - Trường Sa (29-05-2014)
    Toàn cảnh quá trình Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (28-05-2014)
    Sử sách Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (27-05-2014)
    'Phủ biên tạp lục' - sử liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa (23-05-2014)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (20-05-2014)
    Vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa (15-05-2014)
    10 trận thủy chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam (13-05-2014)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (12-05-2014)
    12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam (06-05-2014)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (01-05-2014)
    Điều làm nên sức mạnh của quân đội nhà Trần (24-04-2014)
    Hành xử nhân đạo của cha ông khi quân giặc đại bại (21-04-2014)
    Truyện về một số tướng lĩnh xuất sắc của Hai Bà Trưng (15-04-2014)
    Kế sách với vùng biên cương của vua Lý Thái Tổ (08-04-2014)
    Lê Đại Hành đã khiến sứ thần Tống triều run sợ như thế nào? (31-03-2014)
    Nguyễn Duy (24-03-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152868418.